ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN
Hiện nay, các tác phẩm văn học, nghệ thuật đang bị sao chép rộng rãi mà không được sự đồng ý của tác giả, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, một số trường hợp gây thiệt hại lớn về kinh tế của tác giả. Những sản phẩm trí tuệ có một vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống, chính vì vậy những nhận thức của các tổ chức, cá nhân về bản quyền ngày một được chú trọng hơn.
Mặc dù đăng ký bản quyền không phải là bắt buộc, tuy nhiên nếu cá nhân hoặc tổ chức là tác giả đã đăng ký bản quyền tác giả/ quyền liên quan với Cục bản quyền tác giả – văn học nghệ thuật sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi khi có tranh chấp xảy ra.
1. Điều kiện được bảo hộ quyền tác giả: Để tác phẩm có thể đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm đó phải là đối tượng được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
2. Đối tượng đăng ký quyền tác giả:
✔ Logo thương hiệu.
✔ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; đồ họa.
✔ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu (bản quyền phần mềm).
✔ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
3. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả gồm:
✔ Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
✔ Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan.
✔ Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền.
✔ Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn.
✔ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
✔ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
4. Cơ quan giải quyết đăng ký quyền tác giả: Là Cục Bản Quyền Tác Giả Việt Nam
5. Thời gian bảo hộ quyền tác giả: tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên